Nên học Kế toán hay Quản trị kinh doanh? Ngành nào dễ xin việc?

Kế toán và Quản trị kinh doanh là hai ngành hot và được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký nhất trong khối kinh tế. Thời điểm xét tuyển Đại học cận kề, rất nhiều bạn đang thắc mắc nên học Kế toán hay Quản trị kinh doanh? Ngành nào phù hợp và dễ xin việc hơn? Elearning TNU sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!

So sánh giữa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Đây là hai nhóm ngành khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có một số điểm chung và những điểm khác biệt như:

Điểm giống nhau giữa Kế toán và Quản trị kinh doanh

  • Đào tạo nền tảng kiến thức kinh tế, tài chính: Cả hai ngành này đều cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức về kinh tế, tài chính, giúp người học hiểu hơn về hoạt động doanh nghiệp và thị trường kinh tế.
  • Kỹ năng mềm: Đều giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng quan trọng như: Tư duy logic, phân tích, giải quyết vấn đề, thuyết trình, làm việc nhóm,… Đây là những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai muốn thành công trong môi trường việc làm chuyên nghiệp.
  • Mục tiêu chung: Cả hai ngành này đều có mục tiêu chung là tối ưu hóa các hoạt động tổ chức, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Điểm khác biệt giữa học Kế toán và Quản trị kinh doanh

Tiêu chí Kế toán Quản trị kinh doanh
Mục tiêu đào tạo Trang bị kiến thức và kỹ năng về kế toán, kiểm toán, thuế,… Trang bị kiến thức và kỹ năng về quản lý, điều hành doanh nghiệp, kinh doanh quốc tế, marketing,…
Nội dung đào tạo Chuyên sâu về các môn học như nguyên lý kế toán, hệ thống kế toán doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập,… Chuyên sâu về các môn học như quản lý doanh nghiệp, quản trị chiến lược, marketing, tài chính doanh nghiệp,…
Kỹ năng cần thiết Khả năng tính toán chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán. Khả năng tư duy logic, sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và khả năng ra quyết định.
Cơ hội nghề nghiệp Kiểm toán, kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, ngân hàng,… Quản lý dự án, nhân sự, marketing, kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…

Nên học Kế toán hay Quản trị kinh doanh?

Việc lựa chọn học Kế toán hay Quản trị kinh doanh phụ thuộc vào năng lực của mỗi người. Mỗi ngành sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng và đối tượng phù hợp khác nhau. Đối với Kế toán, ngành này đào tạo sinh viên về kiến thức, kỹ năng liên quan tới sổ sách, thuế, kiểm toán,… phù hợp với các bạn có khả năng tính toán chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ cũng như đam mê với lĩnh vực tài chính. Quản trị kinh doanh cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp, kinh doanh quốc tế, marketing,… phù hợp với những bạn có khả năng tư duy logic, sáng tạo, giao tiếp tốt, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và khả năng ra quyết định.

Lựa chọn học Kế toán hay Quản trị kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Lựa chọn học Kế toán hay Quản trị kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ngoài ra, việc chọn học Kế toán hay Quản trị kinh doanh cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: Năng lực bản thân, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp, xu hướng thị trường lao động, mức lương, cơ hội thăng tiến và môi trường việc làm,… Theo đánh giá, người học Kế toán thường sẽ yêu thích sự ổn định hơn phù hợp với các bạn nữ nhẹ nhàng, cẩn thận và tỉ mỉ . Trong khi ngành Quản trị kinh doanh lại năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc và địa điểm làm việc chứ không cố định kế toán. Do đó, Quản trị kinh doanh thường dành cho các bạn nam hoặc các bạn nữ cá tính, yêu thích việc quản trị, khả năng lãnh đạo.

Xem thêm >>> Nên học kế toán hay kiểm toán? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Kế toán hay Quản trị kinh doanh dễ xin việc hơn?

Không phải ngẫu nhiên mà Kế toán và Quản trị kinh doanh lại là hai ngành hot và được lựa chọn nhiều nhất trong nhóm Kinh tế. Bởi đây là hai ngành có tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cao hơn so với nhiều ngành khác.

Ngành Kế toán

Theo ước tính từ 2019 tới nay, nhu cầu tuyển dụng của ngành Kế toán khoảng 22% mỗi năm. Hiện nay, có tới khoảng 160.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Trong khi đó, bất kỳ doanh nghiệp hay cửa hàng nào cũng cần phải có ít nhất một kế toán viên hoặc một nhóm kế toán. Chưa kể, trong các doanh nghiệp cũ sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm hoặc thay thế nhân sự kế toán hiện tại. Do đó, cơ hội việc làm ngành học Kế toán là rất lớn.

Ngoài ra, vị trí việc làm của người học Kế toán cũng rất đa dạng trong doanh nghiệp. Khi tốt nghiệp cử nhân Kế toán, bạn có thể trở thành Kế toán viên, Kiểm toán,  giao dịch viên ngân hàng, chuyên viên thuế, chuyên viên tài chính, chuyên viên tín dụng, kiểm tra nội bộ,…

Đối với ngành học Kế toán, sau khi ra trường mức lương từ khoảng 7 – 8 triệu đồng. Mức lương này sẽ tăng lên khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm và năng lực của người lao động.

Ngành Quản trị kinh doanh

Hiện nay, có khoảng hơn 80% doanh nghiệp thương mại. Phòng kinh doanh, marketing là hai phòng được các doanh nghiệp thương mại quan tâm bởi họ đóng vai trò quan trọng, đem lại doanh thu cho công ty. Do đó, nhu cầu nhân sự của ngành này rất lớn.

Nhu cầu tuyển dụng Quản trị kinh doanh hiện nay đứng đầu trên các website tìm việc như: TopCV, Glints,… Theo báo cáo thị trường việc làm của Glints, nhu cầu tuyển dụng ứng viên thuộc nhóm ngành kinh doanh có xu hướng tăng khoảng 20%. Giai đoạn 2020 – 2025, chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM thiếu khoảng 270.000 vị trí việc làm liên quan tới ngành Quản trị kinh doanh (theo ước tính của Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động tại Hồ Chí Minh).

Lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng đứng thứ 2
Lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng đứng thứ 2

Ngoài ra, theo báo cáo thị trường tuyển dụng TopCV, có gần 42% doanh nghiệp đối mặt với việc thiếu hụt nhân sự. Nhóm doanh nghiệp quy mô từ 300 – 500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hút đạt tới 54,8%, trong đó lĩnh vực Kinh doanh xếp thứ 2 trong 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất. Có thể thấy, cơ hội việc làm của các bạn sinh viên Quản trị kinh doanh khi ra trường làm rất lớn.

Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh khoảng 7 – 10 triệu với sinh viên mới ra trường, tăng lên từ 20 – 40 triệu cho cấp quản lý hoặc có kinh nghiệm tương đương. Mức lương này cao hơn so với ngành Kế toán do tính chất công việc là kinh doanh, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp nên thường được nhận % hoa hồng cao. Trong khi đó, Kế toán được đánh giá là ổn định, nên mức lương sẽ không quá vượt trội.

Xem thêm >>> Học văn bằng 2 Kế toán bao lâu? Có nên học từ xa không?

Nên học Kế toán và Quản trị kinh doanh ở đâu?

Kế toán và Quản trị kinh doanh là hai trong nhóm ngành kinh tế được đào tạo phổ biến tại các trường Đại học. Tuy nhiên, để chọn được trường phù hợp cần nghiên cứu các tiêu chí: Kinh nghiệm giảng dạy, chương trình đào tạo, học phí, số tín chỉ,… Đại học Thái Nguyên là một trong những trường lâu đời, với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo chính quy. Hai ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh cũng thuộc top đầu, liên kết với nhiều doanh nghiệp trên cả nước nên tỉ lệ ra trường và có việc làm rất lớn.

Chương trình đào tạo từ xa giải pháp tối ưu cho vừa học vừa làm
Chương trình đào tạo từ xa giải pháp tối ưu cho vừa học vừa làm

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học của tất cả người học trên cả nước, Đại học Thái Nguyên đã triển khai chương trình đào tạo từ xa với rất nhiều ưu điểm so với việc học truyền thống như:

  • Phù hợp với mọi đối tượng: Dù bạn là học sinh mới tốt nghiệp THPT, người đi làm bận rộn, người học liên thông hay học văn bằng 2 đều có thể đăng ký xét tuyển. Chương trình này chỉ có 01 hình thức xét tuyển hồ sơ duy nhất, không thi cử giúp giảm áp lực.
  • Linh hoạt thời gian và địa điểm học: Ưu điểm lớn nhất của học từ xa chính là việc người học có thể tự chủ động sắp xếp thời gian và địa điểm học bất cứ lúc nào, ở mọi nơi miễn phù hợp với lịch trình, giờ giấc sinh hoạt cá nhân.
  • Tiết kiệm chi phí: Học từ xa giúp bạn giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở như hình thức học truyền thống. Hơn nữa, học phí tại Đại học Thái Nguyên cũng được đánh giá là rất thấp so với nhiều trường hiện nay.
  • Bằng cấp chính quy: Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cấp bằng cử nhân chính quy của trường Đại học Thái Nguyên. Bằng có giá trị tương như hình thức học truyền thống nên người học hoàn toàn có thể đăng ký học nâng bậc hay thi công chức như quy định nhà nước.

Chương trình đào tạo từ xa Kế toánhọc từ xa Quản trị kinh doanh vẫn đang liên tục tuyển sinh, người học quan tâm tới hai ngành này có thể “Đăng ký” để được đội ngũ tuyển sinh liên hệ với bạn ngay hôm nay!

CTA-TNU-001

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc nên học Kế toán hay Quản trị kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có những ưu điểm cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn. Việc lựa chọn ngành còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phù hợp, năng lực bản thân và mục tiêu nghề nghiệp. Elearning TNU chúc các bạn có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *