Công nghệ thông tin khối C có xét tuyển được không – Góc giải đáp

Những năm gần đây, Công nghệ thông tin là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của các thí sinh bởi mức thu nhập cao cũng như cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, nhiều bạn đang theo học khối C có thắc mắc rằng mình có thể theo đuổi ngành học này được không. Hãy cùng Đại học Thái Nguyên giải đáp xem liệu công nghệ thông tin khối C có thể xét tuyển được không qua bài viết dưới đây nhé!

1. Có nên học ngành Công nghệ thông tin hay không?

Việc lựa chọn nên học Công nghệ thông tin hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người học. Nếu bạn là người có đam mê với công nghệ và khoa học máy tính, mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm từ ngành này thì đây là một lựa chọn phù hợp. Bởi công nghệ thông tin là một ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì với mức độ áp lực công việc cao. Nếu không đủ đam mê, tâm huyết với nghề sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Ngoài ra, còn có một số lý do mà bạn nên lựa chọn ngành học này như:

Công nghệ thông tin là ngành nên được lựa chọn
Công nghệ thông tin là ngành nên được lựa chọn

1.1. Xu hướng phát triển việc làm trên thị trường

Theo khảo sát của Vietnam Report từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến bứt phá mạnh mẽ của ngành này trong nửa cuối năm 2024 đạt 11,1% và 88,9% doanh nghiệp dự báo ngành CNTT tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đạt trên 17,5% so với khảo sát năm ngoái. Điều này tạo ra thêm rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên công nghệ thông tin sau khi ra trưởng. Lý giải cho sự tăng trưởng này nằm ở tính ứng dụng công nghệ cao của ngành, hiện diện trong hầu hết tất cả khía cạnh cuộc sống con người. Ngoài ra, việc thế giới nói chung và Việt Nam đang nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ 5G, vận dụng trí tuệ nhân tạo AI vào kinh doanh tạo ra nhiều đột phá với mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

Tăng trường của ngành công nghệ thông tin trong năm 2024
Tăng trường của ngành công nghệ thông tin trong năm 2024

1.2. Đa dạng cơ hội việc làm

Ngành công nghệ thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi chọn ngành này, cơ hội việc làm của người học cũng rất rộng mở. Các bạn có thể lựa chọn trở thành lập trình viên, phát triển trò chơi, kỹ sư kỹ thuật máy tính, chuyên gia an ninh mạng hoặc có thể công tác tại các cơ quan nhà nước liên quan như: Chuyên viên lắp ráp, sửa chữa phần cứng/phần mềm tại cơ sở y tế, giáo dục,…

1.3. Mức thu nhập hấp dẫn

Theo báo cáo thị trường về việc làm 2024, mức thu nhập của các sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường dao động từ 7-16,5 triệu/tháng. Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành này có thể đạt từ 15-30 triệu/tháng và trên 5 năm kinh nghiệm dao động khoảng 30-50 triệu/tháng.

1.4. Được làm việc trong môi trường sáng tạo

Công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới quá trình hội nhập, tạo ra môi trường việc làm năng động, phù hợp với các bạn trẻ có ước mơ và khát vọng. Những trải nghiệm trong lĩnh vực như: Kỹ sư phần mềm, chuyên gia an ninh mạng hay lập trình viên,… sẽ cung cấp nền tảng thuận lợi cho các bạn thể hiện khả năng sáng tạo, phát triển sản phẩm mang dấu ấn riêng.

2. Khối C có học được công nghệ thông tin không?

Học khối C vẫn có thể xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin. Trước kia, khối C thường chỉ được sử dụng để xét tuyển vào các ngành như: Báo chí, giáo dục, khoa học xã hội, nhân văn, luật hay văn hóa du lịch. Tuy nhiên, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều lựa chọn tổ hợp hơn để xét tuyển vào các ngành kỹ thuật như Công nghệ thông tin. Trong đó, khối C01: Ngữ Văn, Toán, Vật Lý được nhiều trường Đại học công nhận xét tuyển cho ngành Công nghệ thông tin.

Khối C có thể xét tuyển ngành Công nghệ thông tin
Khối C có thể xét tuyển ngành Công nghệ thông tin

Ngoài ra, các thí sinh học Công nghệ thông tin khối C cũng sẽ có rất nhiều lợi thế như:

  • Ngành Công nghệ thông tin hiện nay không chỉ cần những kỹ sư phần cứng mà còn cần những người có khả năng giao tiếp tốt, tư duy logic, hiểu biết về tâm lý người dùng và khả năng làm việc nhóm. Những kỹ năng này thường được rèn luyện qua các môn học trong khối C.
  • Những môn học trong khối C như Văn, Sử, Địa giúp rèn luyện khả năng tư duy logic, phân tích và tổng hợp thông tin tốt hơn.
  • Các bạn học khối C thường được đánh giá là có tư duy sáng tạo, giúp họ tìm ra những giải pháp mới cho các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Với việc tạo điều kiện của các trường Đại học trong việc xét tuyển cùng những lợi thế của các bạn học khối C thì không cần phải quá lo lắng xem khối C có học được Công nghệ thông tin không nhé. Tuy nhiên, việc học tốt hay trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin giỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào sự đam mê, cố gắng và dám đương đầu với thử thách của bản thân nhé!

3. Một số lưu ý khi xét tuyển ngành công nghệ thông tin khối C

  • Hiện nay, số lượng trường xét tuyển khối C cho ngành Công nghệ thông tin ít hơn nhiều so với các khối A,B,D. Do đó, các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin tuyển sinh của các trường Đại học để có thể lựa chọn môi trường phù hợp nhé.
  • Mức điểm chuẩn khối C của ngành này cũng thường cao hơn so với các khối thác. Lý do bởi vì số lượng thí sinh đang đăng ký thi khối C tăng lên, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh có hạn. Do đó, thí sinh phải có kết quả thi thật tốt để có thể tự tin lựa chọn ngành học này.
  • Cần có năng khiếu, đam mê với công nghệ thông tin. Bởi ngành này không chỉ đòi hỏi tư duy logic mà còn khả năng giải quyết vấn đề nhạy bén cùng khả năng tiếp thu nhanh. Vì vậy, nếu bạn không có năng khiếu và đủ đam mê, kiên trì với ngành này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thức thách.

Xem thêm >>> Văn bằng 2 Công nghệ Thông tin từ xa

4. Cơ hội nghề nghiệp với lĩnh vực Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng lên, nhiều công ty tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin. Điều này mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho người học. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến của lĩnh vực này:

  • Lập trình viên: Chuyên viên mã/code dựa trên hướng dẫn của các kỹ sư phần mềm nhằm chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình. Công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng về ngôn ngữ lập trình
  • Phát triển Website: Xây dựng và phát triển các Website mới hoặc tối ưu lại các trang web đang có để bảo đảm hệ thống Website hoạt động tốt, bảo mật cao.
  • Quản trị viên an ninh: Sử dụng kiến thức về công nghệ để giám sát, bảo vệ hệ thống mạng, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài
  • Phát triển ứng dụng di động: Có nhiệm vụ viết mã để tạo ra các ứng dụng chạy được trên nền tảng di động hiện nay như: Android/iOS
  • Giảng viên: Người học sau khi tốt nghiệp có thể học lên bậc cao hơn, tham gia giảng dạy tại các trường Đại học/Cao đẳng hoặc các cơ sở đào tạo khác.
  • CTA-TNU-001

5. Lựa chọn ngành Công nghệ thông tin hệ đào tạo từ xa tại Đại học Thái Nguyên

Hệ đào tạo từ xa với ngành Công nghệ thông tin của Đại học Thái Nguyên mở ra cho những người không thể tham gia vào các lớp học truyền thống do ràng buộc về công việc hay địa lý. Chương trình vẫn cung cấp đầy đủ cho người học nền tảng kiến thức vững chắc cùng các khía cạnh khác nhau của công nghệ thông tin như: Lập trình, quản lý hệ thống, bảo mật thông tin, phát triển phần mềm,… Sinh viên theo học có thể linh hoạt thời gian, chủ động lên kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện bản thân.

Công nghệ thông tin Đại học từ xa của chúng tôi là lựa chọn lý tưởng với những ai mong muốn theo đuổi công việc liên quan. Ngoài ra, người học cũng không cần lo lắng khối thi bởi Đại học Thái Nguyên chỉ có phương thức xét tuyển hồ sơ duy nhất, không qua thi tuyển. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp là bằng cử nhân chính quy do đó học viên hoàn toàn có thể tiếp tục học nâng bậc lên thạc sĩ/tiến sĩ,…

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về xét tuyển ngành công nghệ thông tin khối C được không. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *